{[['']]}
Hình thức tử hình bằng voi dày là cho voi nghiền nát, dày xéo. Cách tử hình này được sử dụng tại phía Nam và Đông Nam Á trong hơn 4.000 năm. Có nguồn tin cho biết nó từng được sử dụng bởi người La Mã và triều Nguyễn tại Việt Nam.
Ném vào vạc dầu là hình thức tra tấn hết sức dã man. Nạn nhân sẽ bị ném thẳng vào vạc dầu đã được đun sôi . Hình thức này sẽ khiến nạn nhân đau đớn và chết ngay thức thì.
Những người Ba Tư cổ đại cột nạn nhân đã bị lột quần áo, buộc vào một chiếc bè và bị ép uống sữa hoặc ăn mật ong. Chiếc bè sau đó bị thả trôi sông. Nạn nhân sẽ bị tiêu chảy do ăn nhiều đồ ngọt, bị côn trùng cắn và kiệt sức đến chết.
Tứ mã phanh thây là hình phạt mà tứ chi của phạm nhân bị cột vào bốn sợi dây nối vào bốn con ngựa. Khi hành hình, các nài ngựa sẽ thúc ngựa phi ra bốn hướng, từ đó bốn sợi dây kéo tứ chi phạm nhân đến khi thân thể của phạm nhân bị xé thành nhiều mảnh. Phạm nhân sau đó có thể bị bỏ mặc cho máu chảy đến chết. Hình phạt này còn có một biến thể khác là ngũ mã phân thây với con ngựa thứ năm cột vào cổ phạm nhân.
Tùng xẻo (lăng trì) là hình thức được dùng phổ biến tại Trung Quốc. Người ta dùng một con dao cắt đi từng phần trên cơ thể của phạm nhân khiến họ chết dần chết mòn. Lăng trì được dùng cho những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, chẳng hạn như tội phản quốc, giết người hàng loạt, con giết cha mẹ… Một số hoàng đế dùng nó để trừng phạt các thành viên trong gia đình kẻ thù.
Kéo dưới thân tàu là một dạng tra tấn phổ biến với các thủy thủ trên biển. Nạn nhân sẽ bị buộc vào dây và thả xuống dưới thân tàu. Sau đó, họ bị kéo từ mạn trái sang mạn phải tàu, hoặc bị kéo dọc theo sống tàu. Nếu kéo nhanh, nạn nhân sẽ bị cứa đứt da thịt, mất tứ chi… Nếu kéo chậm, người bị tra tấn bị chết đuối do ở lâu dưới nước. Hình thức này được ghi nhận đầu tiên trong pháp lệnh của Hà Lan năm 1560 và được bãi bỏ không chính thức vào năm 1853.
Thiêu sống chủ yếu được thực hiện tại Rome, Akragas ở Sicily, Ý, Anh và một số vùng Bắc Mỹ. Cơ thể phạm nhân sẽ bị đốt theo trình tự từ bắp chân, đùi, bàn tay, thân, cánh tay, ngực, ngực trên, mặt và sau đó là chết. Người ta còn đổ cả nhựa thông vào để ngọn lửa cháy nhanh hơn.
Phanh thây được sử dụng chủ yếu ở Anh. Phạm nhân bị gắn chặt vào một hàng rào hoặc một tấm bảng bằng gỗ rồi bị những con ngựa kéo đến nơi hành hình. Lúc này họ đã suy yếu. Sau đó, họ bị chặt làm 4 mảnh và bị mang đi bêu riếu khắp nơi. Hình thức xử phạt này chỉ dành cho đàn ông.
Quan tài sắt là một chiếc thùng hình nón gắn hàng trăm chiếc đinh sắt bên trong. Nạn nhân sẽ bị nhốt bên trong và bị thẩm vấn trong thời gian dài. Chỉ cần một cử động nhỏ, nạn nhân sẽ bị các đinh sắt gây thương tích và đâm xuyên người.
Một kỹ thuật tra tấn đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả là phương pháp kẹp ngón tay, chân. Trong quá trình tra tấn, nạn nhân sẽ bị kẹp ngón tay, ngón chân vào một chiếc kẹp bằng sắt, rồi từ từ bị siết chặt và gây sự đau đớn, thậm chí gãy xương. Một số chiếc kẹp còn có gai nhọn bên trong để làm thủng da thịt, móng tay chân.
Lột da là phương pháp tàn bạo nhất và thiếu văn minh nhất thời trung cổ. Người ta lột da của những tù nhân vẫn còn sống. Sau khi da đã bị lột hết, người bị kết án vẫn bị quăng quật để chảy máu cho đến chết. Những người thực thi hình phạt này còn dùng muối để tăng thêm đau đớn cho phạm nhân. Biện pháp trừng trị này dành cho tội phạm, tù binh và “phù thủy”, được sử dụng cách đây 1 ngàn năm ở Trung Đông và Châu Phi.
Moi ruột là biện pháp tra tấn dành cho những tên trộm hoặc những ai bị buộc tội ngoại tình. Một số cơ quan bên trong cơ thể bị lôi ra ngoài, chủ yếu là bộ phận nằm ở vùng bụng.
Nạn nhân của hình phạt này bị trói tay chân, cỏ bị gông chặt. Khi hành hình, đầu nạn nhân bị kẹp chặt sau đó đầu sẽ bị người ta dùng búa đóng vào vào đinh sắt xuống đầu. Nạn nhân sẽ vô cùng đau đớn khi đón nhận cái chết.
Đóng đinh là phương pháp tra tấn khủng khiếp và đau đớn được thực hiện từ khoảng thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 4 trước công nguyên, chủ yếu gắn với các đế chế Seleucid, Carthage, Ba Tư và La Mã. Người bị kết bán được gắn (hoặc đóng đinh) lên một cây thánh giá lớn bằng gỗ và để chảy máu hoặc đói khát hay thời tiết khắc nghiệt đến chết.
Con bò đồng là một khiếc khuôn bằng đồng hình con bò, có một cánh cửa bên thân và rỗng ở phần đầu. Khi bị hành hình, nạn nhân sẽ bị nhốt vào thân con bò, trong khi người tra tấn dùng lửa đốt và thiêu cháy người bên trong. Kinh khủng hơn, đầu con bò được đễ rỗng nhằm phát ra tiếng la hét của nạn nhân và thở ra khói, khiến nó giống như đang rống lên. Hình thức tra tấn khủng khiếp này xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ đại.
Cưa người được sử dụng thời La Ma, Tây Ban Nha và một số quốc gia châu Á. Phạm nhân sẽ bị treo ngược người lên. Chiếc cưa được đưa từ trên xuống đi dọc cơ thể, cắt người làm 2 mảnh. Người bị xử thường sẽ không chết cho đến khi bị cưa đến đỉnh đầu.
“Bánh xe Catherine” là một thiết bị tra tấn được dùng trong thời trung cổ và còn được sử dụng trong thế kỷ 19. Nó có nguồn gốc ở Hy Lạp cổ đại rồi lan sang Pháp, Nga, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Thụy Điển. Một bánh xe bằng gỗ được sử dụng để kéo dài người nạn nhân ra. Tay và chân cố định vào các nan hoa, sau đó bị búa hoặc một thanh sắt lớn đập nát xương trong vỡ hoàn toàn dẫn đến tử vong.
Với kiểu tra tấn bằng động vật này, nạn nhân sẽ bị đặt một chiếc chụp kim loại lên người và trong đó chứa những con chuột. Tiếp đó, người tra tấn sẽ nung nóng chiếc chụp và khiến lũ chuột sợ hãi tìm lối thoái. Theo bản năng, bầy chuột tìm lối thoát bằng cách ngặm nhấm cơ thể của nạn nhân. Cách tra tấn này vừa gây đau đớn về thể xác và khủng bố tinh thần nạn nhân.
Đây là một dụng cụ tra tấn hình chiếc bàn dài làm bằng gỗ và sắt. Nó có con lăn 2 đầu, ở giữa là một đòn bẩy khiến 2 con lăn di chuyển. Nạn nhân sẽ bị đặt vào chiếc bàn, tay chân bị trói chặt vào 2 con lăn. Tiếp đó, họ sẽ bị người tra tấn dùng đòn bẩy kéo căng tay và chân ra 2 chiều ngược nhau và đau đớn đứt hết các cơ, gãy xương.
Nguồn : baomoi.com
Post a Comment